Nhiệm vụ trọng tâm, chỉ tiêu chủ yếu công tác cải cách hành chính năm 2025
Lượt xem: 11

1. Công tác chỉ đạo, điều hành

 Tiếp tục triển khai đồng bộ các nội dung cải cách hành chính theo quy định của Chính phủ, của tỉnh, của huyện; tổ chức quán triệt thực hiện nghiêm túc chủ trương, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước về đẩy mạnh cải cách hành chính. Phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ cải cách hành chính theo Kế hoạch đề ra đến năm 2025.

Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tổ chức đánh giá, xác định chỉ số cải cách hành chính năm 2025 theo hướng toàn diện, đa chiều, công khai, minh bạch, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông trong đánh giá.

Thực hiện tự kiểm tra và chế độ kiểm tra trực tiếp về công tác CCHC của tỉnh, huyện; đẩy mạnh kiểm tra đột xuất tại cơ quan.

Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng Chuyên mục CCHC; thường xuyên đăng tải, cập nhật nội dung thông tin hoạt động CCHC trên Trang thông tin điện tử của thị trấn.

Tiếp tục tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, thân thiện, minh bạch, thông thoáng, tăng số lượng thành lập mới doanh nghiệp, giảm tỷ lệ doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động; giảm chi phí đầu vào, chi phí cơ hội, chi phí không chính thức cho doanh nghiệp; xây dựng các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tạo thuận lợi nhất để hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, tạo động lực thu hút các nguồn lực đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh, góp phần hoàn thành thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

2. Cải cách thể chế

Phấn đấu 100% văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) của Trung ương, của tỉnh được cụ thể hóa hoặc triển khai kịp thời; 100% văn bản QPPL của huyện được rà soát, sửa đổi, bổ sung, phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình thực tiễn; văn bản QPPL mới ban hành đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

100% văn bản QPPL được kiểm tra kịp thời theo quy định; 100% văn bản QPPL khi phát hiện sai phạm qua kiểm tra được xử lý hoặc kiến nghị xử lý.

Phấn đấu 100% các văn bản Luật mới được Quốc hội thông qua tại các kỳ hợp được tuyên truyền, phổ biến kịp thời đến cán bộ, công chức, viên chức, người dân.

Công bố đầy đủ, chính xác, kịp thời danh mục văn bản hết hiệu lực năm 2025.

3. Cải cách thủ tục hành chính (TTHC)

Tiếp tục rà soát, đề xuất với cơ quan có thẩm quyền cắt giảm, đơn giản hóa số quy định và cắt giảm chi phí tuân thủ quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh tại các văn bản đang có hiệu lực thi hành tính đến hết ngày 31 tháng 5 năm 2020 (theo kế hoạch của Văn phòng Chính phủ và các Bộ, ngành).

Hoàn thành việc đổi mới thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC theo hướng nâng cao chất lượng phục vụ, không theo địa giới hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, giảm thời gian đi lại, chi phí xã hội và tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.

Tối thiểu 80% hồ sơ giải quyết TTHC được luân chuyển trong nội bộ giữa các cơ quan có thm quyền giải quyết hoặc các cơ quan có liên quan được thực hiện bằng phương thức điện tử.

Tối thiểu 80% TTHC có yêu cầu nghĩa vụ tài chính, được triển khai thanh toán trực tuyến, trong số đó, tỷ lệ giao dịch thanh toán trực tuyến đạt từ 30% trở lên (Chỉ áp dụng đối với các thủ tục hành chính có yêu cầu nghĩa vụ tài chính và đủ điều kiện thực hiện thanh toán trực tuyến).

Số hóa hồ sơ giải quyết TTHC đang còn hiệu lực và có giá trị sử dụng từ bản giấy sang bản điện tử để lưu trữ, bảo quản lâu dài phục vụ cho việc tra cứu, tiếp cận, chia sẻ các thông tin về hồ sơ giải quyết TTHC trong các cơ quan hành chính nhà nước thuộc thẩm quyền giải đạt tỷ lệ tối thiểu 60%; để đảm bảo việc kết nối, chia sẻ dữ liệu trong giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử theo quy định Điều 25, Khoản 3, Điều 27 Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ.

Mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết TTHC đạt tối thiểu 90%. Trong đó, mức độ hài lòng về giải quyết các TTHC lĩnh vực đất đai, xây dựng, đầu tư đạt tối thiểu 85%.

100% TTHC nội bộ giữa cơ quan hành chính nhà nước được công bố, công khai và cập nhật kịp thời.

100% TTHC và danh mục TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết được công bố và công khai theo quy định; công khai đầy đủ tiến độ, kết quả giải quyết hồ sơ TTHC Trang TTĐT hoặc Cổng dịch vụ công.

Đưa 40% TTHC ngành dọc thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận Một cửa theo danh mục được phê duyệt.

Phấn đấu 100% tỷ lệ hồ sơ TTHC tiếp nhận trong năm được giải quyết đúng hạn và trước hạn; 100% phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức đối với TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết được xử lý đúng quy định.

100% hồ sơ TTHC để chậm, muộn đều phải có giải trình trách nhiệm với người đứng đầu cơ quan, đơn vị và thực hiện xin lỗi người dân theo đúng quy định tại Nghị định số 61/2018/NĐ-CP.

4. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước

Bảo đảm các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện được bố trí theo đúng quy định tại Nghị định số 108/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020 của Chính phủ; các đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ. Số lượng cấp phó các cơ quan chuyên môn của UBND huyện không vượt so với quy định

Tiếp tục phấn đấu đến năm 2026 giảm tối thiểu 5% biên chế công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2021.

Mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước đạt tối thiểu 90%. Mức độ hài lòng của người dân về dịch vụ cung cấp y tế, giáo dục công lập đạt tối thiểu 85%.

          5. Cải cách chế độ công vụ

100% cán bộ, công chức được bố trí theo đúng vị trí việc làm đã được phê duyệt.

Hoàn thành 100% kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, 100% cán bộ, công chức đạt chuẩn về chuyên môn.

6. Cải cách tài chính công

Thực hiện giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2025 đạt từ 90% trở lên. Phấn đấu thu ngân sách năm 2025 tăng so với năm 2024.

          Phấn đấu trên 80% các kiến nghị sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhà nước về tài chính, ngân sách được xử lý kịp thời.

Các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần chi thường xuyên xây dựng dự toán chi ngân sách nhà nước (NSNN) giảm tối thiểu 3% chi hỗ trợ trực tiếp từ NSNN, giảm biên chế sự nghiệp hưởng lương từ NSNN tương ứng mức giảm chi thường xuyên từ ngân sách.

Các đơn vị sự nghiệp công lập do NSNN bảo đảm chi thường xuyên tiếp tục giảm tối thiểu 2% chi trực tiếp từ NSNN trừ các dịch vụ công cơ bản, thiết yếu do NSNN đảm bảo.

100% các đơn vị dự toán và các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ thực hiện công khai ngân sách theo Thông tư số 61/2017/TT-BTC ngày 15/6/2017 của Bộ Tài chính.

Thực hiện công khai ngân sách nhà nước đối với các cấp ngân sách theo Thông tư số 343/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính.

7. Xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số

Hoàn thành các mục tiêu xây dựng Chính quyền điện tử, Chính quyền số của huyện.

100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình và được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động; duy trì kết nối, chia sẻ thông tin giữa Cổng dịch vụ công của tỉnh với Cổng dịch vụ công quốc gia.

100% người dân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được định danh và xác thực thông suốt, hợp nhất trên tất cả các hệ thống của các cấp chính quyền.

100% văn bản được trao đổi qua môi trường mạng dưới dạng văn bản điện tử, được ký số bằng chữ ký số chuyên dùng theo quy định (trừ văn bản mật).

 Trên 60% tổng số hồ sơ công việc được tạo lập, xử lý, lưu trữ và chia sẻ dữ liệu hoàn toàn dưới dạng điện tử trên môi trường mạng (trừ những hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).

100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp được kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số trên hệ thống dùng chung.

50% hoạt động kiểm tra hành chính định kỳ của cơ quan quản lý nhà nước đối với đối tượng quản lý được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.

Tin tức
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1