Bệnh Liên cầu lợn và cách phòng tránh
Lượt xem: 39
Theo báo cáo của Trung tâm Y tế huyện Mường La, trên địa bàn xã Nặm Păm phát hiện 01 trường hợp bị nhiễm Liên cầu lợn (Bị mắc bệnh từ ngày 17/5/2024).
anh tin bai  anh tin bai  anh tin bai


Khuyến cáo: Để phòng lây nhiễm liên cầu lợn sang người, Trung tâm Y tế huyện đề nghị người dân không ăn thịt lợn chưa được nấu chín hoặc từ lợn ốm, chết, ĐẶC BIỆT LÀ KHÔNG ĂN TIẾT CANH SỐNG. Ngoài ra, có biện pháp bảo hộ lao động như đeo găng tay, khẩu trang cho những người chăn nuôi, tiếp xúc, giết mổ, buôn bán gia súc...

Nguyên nhân: Người bệnh bị nhiễm vi khuẩn Liên cầu lợn (Streptococcus. Suis) gây nên; có thể do tiếp xúc với lợn bệnh hay lợn mang vi khuẩn qua các tổn thương nhỏ, trầy xước trên da của những người giết mổ, chế biến hoặc ăn thịt lợn bệnh, thịt lợn mang vi khuẩn nấu không chín, ăn tiết canh sống.

Nguồn truyền bệnh: chủ yếu từ Lợn; có thể cả từ lợn rừng, ngựa, chó, mèo và chim. Chưa thấy có sự lây truyền bệnh từ người sang người.

Biểu hiện bệnh: Thời gian ủ  bệnh ngắn, chỉ từ vài giờ đến 3 ngày. Biểu hiện chính của bệnh là: viêm màng não, xuất huyết, viêm phổi, viêm cơ tim và viêm khớp. Những người bị bệnh nặng có thể tử vong do độc tố vi khuẩn gây sốc nhiễm khuẩn, viêm nội tâm mạc, suy đa phủ tạng, nhiễm khuẩn huyết.

Các biện pháp phòng, chống:

Chọn mua thịt lợn đã qua kiểm định của cơ quan thú y.

Không mua thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề.

Nấu chín thịt lợn là điều rất quan trọng; Không ăn thịt lợn chết, không ăn các món ăn tái, đặc biệt là TIẾT CANH LỢN SỐNG.

 Những người có vết thương hở phải đeo găng tay khi tiếp xúc với thịt lợn tái hoặc sống.

Phải giữ các dụng cụ chế biến ở nơi sạch sẽ, rửa sạch tay và các dụng cụ chế biến sau khi tiếp xúc,chế biến thịt lợn. Dùng riêng các dụng cụ chế biến thịt sống và thịt chín./.

Tin tức
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1